Tuesday, 30 Apr 2024
Chia sẻ

[TOP 5] Những ngành nghề đang thừa nhân lực tại Việt Nam

Có nhiều nghề rất hot, rất khát nhân lực nhưng cũng rất nhiều ngành nghề kiếm việc rất vất vả. Hiện nay, số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đang rất cao, trong đó có những ngành nghề hot những năm trước nhưng năm nay tỷ lệ thất nghiệp lại cao. Vì thế, để giúp bạn có những thông tin hữu ích về nghề nghiệp và chọn ngành nghề phù hợp, mời bạn tham khảo bài viết có chủ đề “Những ngành nghề đang thừa nhân lực tại Việt Nam” dưới đây.

Sư phạm

Đây là khối ngành đang được Bộ Giáo dục – Đào tạo báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện đang dư hơn 35.000 giáo viên phổ thông và khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường đối diện với nguy cơ thất nghiệp.

nghe-thua-nguon-nhan-luc
Ngành sư phạm tuy thiếu giáo viên nhưng vẫn nhiều người không xin được việc (Nguồn ảnh: VietNamWorks)

Theo ước tính trung bình từ năm 2013 đến nay, mỗi năm nước ta có thêm khoảng 4.000 sinh viên sư phạm ra trường không tìm được việc làm Hà Nội và các tỉnh/thành khác. 70.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp năm 2020, trong đó, bậc tiểu học đang thừa khoảng 41.000 người, bậc THCS thừa 12.200 người và ở cấp bậc THPT là khoảng 16.900 người. 

Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân về con số dư thừa và thất nghiệp “khổng lồ” là do việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ học phí cũng là một phần nguyên nhân khiến nhiều thí sinh thi vào ngành này. Khi quá nhiều sinh viên ra trường xin việc ngành sư phạm dẫn đến việc quá tải rất nhiều sinh viên thất nghiệp, không có việc làm.

Kế toán

Những ngành nghề thừa nhân lực hiện nay có sự hiện diện của ngành kế toán. Từ trước đến nay, kế toán là ngành mang lại tương lai ổn định với nguồn thu nhập tốt cho nhiều bạn trẻ. Vì thế, ngay từ khi cấp 3, nhiều em học sinh đã định hướng theo học ngành này. 

Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, sự suy thoái kinh tế và ảnh hưởng từ kinh tế vĩ mô trên toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp tình trạng bất cập. Có lẽ vì thế mà kế toán đã không còn tương lai như trước vì không quá nhiều doanh nghiệp mới thành lập và việc xoay dòng tiền không còn cao như trước.

Tài chính ngân hàng

Theo nhiều báo cáo, ngành Tài chính – Ngân hàng mặc dù có tăng nhưng số lượng tân cử nhân ngành này không có việc làm đúng chuyên ngành đang tiếp tục gia tăng. Hiện đang có đến 12.500 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.500 tân cử nhân của ngành.

nganh-tai-chinh-kho-xin-viec
Số lượng tân cử nhân ngành tài chính ngân hàng không làm việc đúng chuyên ngành tăng hàng năm (Nguồn ảnh: VietNamWorks)

Một điểm bất cập là dù tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại. Trong mùa tuyển sinh 2021-2022 vừa qua, Tài chính – Ngân hàng vẫn tiếp tục là ngành mũi nhọn với chỉ tiêu tuyển sinh không hề giảm của top trường kinh tế. Dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này ra trường vẫn còn khó khăn trong tìm việc làm.

Kiểm toán

Trong nhiều năm qua, Kiểm toán là một trong những ngành thu hút đông đảo sinh viên theo học nhất bởi điều kiện việc làm và mức lương ổn định sau khi ra trường.

Tuy nhiên, Kiểm toán lại được xếp vào những ngành nghề đang thừa nhân lực tại Việt Nam hiện nay. Thậm chí, ngành này còn được dự báo sẽ tiếp tục dư thừa nhân lực nhiều hơn nữa trong tương lai. Vì thế, nếu theo học ngành này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi ra trường.

Công nghệ môi trường

Ngành công nghệ môi trường khá mới tại Việt Nam và có thể khiến nhiều người nghĩ rằng ngành này “hot” và khan hiếm nhân lực. Tuy nhiên, thực tế trái ngược hoàn toàn bởi nhân lực của ngành này đang bị thừa do nước ta chưa thực sự dành sự quan tâm và đầu tư cho việc bảo vệ môi trường. 

Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực công nghệ môi trường không nhiều và không có xu hướng mở thêm nên nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này không hề cao thậm chí còn được xem là có dấu hiệu chững lại. Sau khi ra trường ngành công nghệ môi trường, bạn có thể xin vào làm việc tại các trung tâm, cơ sở của nhà nước nhưng không thật sự có nhiều cơ hội để phát triển với công việc này.

Post Comment